Đất quy hoạch có được mua bán không? Đền bù ra sao?
04/12/2020 |
04/12/2020 |
04/12/2020 |
03/12/2020 |
03/12/2020 |
02/12/2020 |
01/12/2020 |
30/11/2020 |
29/11/2020 |
29/11/2020 |
26/11/2020 |
Trong phong thủy nhà ở, hướng cổng và cửa chính nên thiết kế như thế nào để ngôi nhà luôn tràn đầy vượng khí và hạnh phúc viên mãn? Để giúp quý đọc giả có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề trên Trần Đức Phú BDS xin chia sẻ một số cách chọn hướng tốt đồng thời, giúp gia chủ hóa giải đại kỵ khi chọn hướng cổng và cửa chính đối diện nhau giúp gia đình luôn được bình an, may mắn.
Trước khi muốn thiết kế cổng và cửa chính bạn nên tham khảo những nguyên tắc cơ bản về phong thuỷ sau đây:
Bởi nếu thiết kế cổng nhà quá kín, không có khoảng hở sẽ có cảm giác như bị cầm tù. Bên cạnh đó, các luồng khí sẽ không được lưu thông tốt gây ảnh hưởng trực tiếp đến ngôi nhà của bạn. Nên cắt tỉa cây cảnh um tùm xum quanh để cổng được sáng sủa, thoáng đãng nhằm thu hút vượng khí di chuyển vào nhà.
Như đã nói ở trên, đây là điều tối kỵ vì nó tạo thành một đường thẳng mang theo sát khí đi thẳng vào nhà, không có lợi cho người ở.
Bởi nếu thiết kế như vậy, sinh khí trong nhà sau khi đi vào từ cửa trước sẽ thoát hết ra cửa sau. Bên cạnh đó, với thiết kế này tuy gió thông mát nhưng lại rất nguy hiểm, dễ gây ảnh hướng không tốt đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình bạn.
Bởi phòng ngủ là nơi nghỉ ngơi, thư giãn và là không gian riêng tư của các thành viên trong gia đình bạn nên rất cần sự yên tĩnh và kín đáo. Do đó, nếu thiết kế cửa phòng đối diện với cửa chính sẽ làm mất đi sự yên tĩnh của căn phòng và gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mọi người trong nhà.
Trong phong thủy, hướng cổng và cửa chính của một ngôi nhà không chỉ là nhân tố quyết định về tính thẩm mỹ mà còn quyết định đến cả sự hưng thịnh của gia đình. Bởi cổng và cửa chính được xem là nơi dẫn khí vào nhà và còn giúp gia chủ bảo vệ ngôi nhà tránh khỏi những tác nhân xấu.
Chính vì vậy việc xây cổng và cửa chính phải được tính toát hết sức kị về mặt khoa học cũng như về hướng xây dựng để sao cho phù hợp với phong thủy nhất. Một trong những đại kỵ trong phong thủy đó chính là việc xây dựng hướng cổng và cửa chính đối diện với nhau. Nhưng vì sao lại như vậy? Hãy cùng Trần Phú điểm qua một số nguyên nhân sau:
Theo phong thủy, nếu cổng đối diện với cửa chính sẽ tạo nên một đường thẳng tối kỵ. Đường thẳng này sẽ tạo ra sát khí gây hại đến người trong nhà.
Theo lý thông thường thì việc cổng xây đối diện với cửa chính khiến bên trong nhà bị mất đi sự kín đáo, riêng tư, dễ bị những người bên ngoài dò xét vào không gian sinh hoạt bên trong ngôi nhà. Chính vì vậy, khi xây cổng nên xây lệch sang bên trái hoặc bên phải một chút so với cửa chính. Ngày nay, do phần diện tích đất hạn hẹp, đa có người dân xây nhà theo dạng ống nên phần lớn các ngôi nhà thường chỉ có cửa chính để ra vào mà không xây cổng.
Khi xây cổng nên bố trí cánh cửa đẩy vào bên trong vì theo các chuyên gia phong thủy, điều này sẽ giúp cho ngôi nhà của bạn thêm phần kín đáo, an toàn, đồng thời mang hàm ý thể hiện sự nhiệt tình chào đón khách đến chơi nhà, làm cho ngôi nhà sẽ có nhiều khách. Nhà mà có nhiều người lui tới thì hẳn phát đạt giàu có, điều này rất tốt, mang nhiều vượng khí cho ngôi nhà của bạn.
Có thể bạn quan tâm: Hướng nhà có quan trọng không? Chuyên gia phong thủy nói gì?
Dùng gương bát quái để khắc phục cổng thẳng cửa chính là cách làm đơn giản nhưng hiệu quả nhất, giúp ngăn chặn những luồng khí không may mắn, những luồng âm khí xung quanh căn nhà đi thẳng vào phòng.
Tuy nhiên, khi lựa chọn gương bát quái bạn cũng nên lựa chọn loại gương sao cho phù hợp. Vì mỗi loại gương sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau, nên chú ý để lựa chọn gương cho phù hợp để không làm ảnh hưởng đến những luồng khí khác xung quanh các căn phòng bên cạnh.
Xem thêm: Đường đâm vào hông nhà có tốt không và 5 cách hóa giải
Dùng chuông gió có lẽ là cách làm đơn giản và ít tốn chi phí nhất nhưng lại có dụng hiệu quả trong việc phân tán các nguồn năng lượng xấu được rất nhiều gia đình lựa chọn. Việc treo những chiếc chuông gió ở cửa không chỉ đem lại giá trị phong thủy mà còn mang lại tính thẩm mĩ cho căn nhà của bạn.
Tuy nhiên, khi dùng phương pháp này bạn phải xác định hướng nhà của mình như thế nào để có thể lựa chọn chiếc chuông gió có chất liệu cho phù hợp.
– Nhà ở hướng Đông hoặc hướng Nam: nên sử dụng chuông gió làm từ gỗ hoặc tre.
– Hướng Tây nên treo chuông gió bằng sứ.
– Hướng Bắc nên treo chuông gió bằng kim loại.
Có thể khắc phục vấn đề cổng đối diện với cửa chính bằng cách dùng rèm cửa vì rèm cửa có thể ngăn chặn những luồng khí xấu đi vào nhà. Bên cạnh đó, rèm cửa cũng giúp cho căn nhà đẹp và thông thoáng hơn. Bạn nên chú ý những chọn chiếc rèm cửa với gam màu phù hợp với thiết kế nội thất, cũng như phù hợp với bản mệnh của gia chủ để phát huy hết giá trị phong thủy.
Cách khắc phục cổng đối diện cửa chính bằng rèm cửa là cách làm tối ưu nhất vừa giúp tiết kiệm được chi phí mà không gian căn phòng thêm phần sang trọng, hiện đại làm cho không gian sống của gia đình bạn thêm phần hoàn hảo và vô cùng tiện ích.
Dùng cửa phụ được xem là biện pháp an toàn nhất nhằm hạn chế được những luồng khí không tốt đi vào cửa chính của căn nhà. Do đó sẽ không sợ những luồng âm khí ảnh hưởng trực tiếp đến không gian sống của gia đình bạn.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ dành cho những căn biệt thự hoặc những căn nhà có diện tích lớn. Đối với nhà ống hoặc với những nhà có thiết kế hẹp thì biện pháp này không khả thi.
Với những chia sẻ trên hy vọng đã đem lại những kiến thức bổ ích dành cho bạn, giúp bạn có thể thiết kế cổng, cửa chính và cửa đi trong nhà theo đúng phong thủy. Tăng thêm tính thẩm mỹ cho ngôi nhà, mang tới tài lộc, sức khỏe và may mắn đến với cả gia đình bạn.
Xem thêm: Cổng nhà nên mở ra hay mở vào thì sẽ tốt hơn cho gia chủ?
Bạn đang có trong tay 500 triệu đồng và bạn đang có nhu cầu xây một căn nhà đơn giản, đẹp với đầy đủ tiện ích, công năng. Nhưng với số tiền đó bạn đang băn khoăn lo lắng không biết 500 triệu xây được nhà như thế nào?
Để xây được một ngôi nhà với 500 triệu vừa đảm bảo được tính thẩm mỹ và vừa đảm bảo tiện nghi, công năng khi sử dụng thì gia chủ cần tính toán kỹ lưỡng chi phí xây dựng. Chi phí xây dựng nhà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như địa điểm xây dựng ở đâu, diện tích xây dựng là bao nhiêu, kiểu dáng thiết kế như thế nào,… Chính vì thế, bài viết dưới đây Trần Đức Phú BDS xin chia sẻ một số gợi ý để các bạn tham khảo.
Đối với các gia đình ở nông thôn hay ngoài thành thì mẫu nhà cấp 4 luôn là lựa chọn hàng đầu hiện nay. Có thể thấy, đây là mẫu nhà thông dụng và tiết kiệm chi phí xây dựng nhất.
Có trong tay số tiền khoảng 500 triệu, bạn hoàn toàn có thể xây dựng được căn nhà với diện tích khoảng 100m2, gồm 01 phòng khách, 03 phòng ngủ, phòng bếp và có 1 – 2 nhà vệ sinh. Bạn có thể bố trí 3 phòng ngủ nằm tách biệt để đảm bảo sự riêng tư hoặc đặt 3 phòng ngủ liên tiếp nhau tùy vào vị trí, kích thước của lô đất như thế nào để có thiết kế sao cho phù hợp nhất.
Ngoài ra, với 500 triệu thì bạn có thể thiết kế thêm gác lửng cho mẫu nhà cấp 4 của mình. Đây là một gợi ý thông minh dành cho bạn. Căn nhà lúc này vừa mang nét hiện đại, vừa có thêm không gian riêng tư nhưng chi phí phát sinh không quá nhiều. Tuy nhiên, với thiết kế này thì diện tích sàn chỉ ở mức từ 60-70m2 và tầng gác lửng rộng khoảng 25m2, bạn có thể bố trí được 1 phòng thờ, 3 phòng ngủ, phòng khách kết hợp phòng bếp và 2 nhà vệ sinh.
Đối với địa điểm xây dựng ở đô thị hoặc khu vực trung tâm có dân cư đông đúc thì diện tích các lô đất thường hạn chế, diện tích sàn chỉ từ 40 – 65m2 thì bạn có thể xây được căn nhà ống từ 2 – 3 tầng để đảm bảo đầy đủ công năng sử dụng.
Thiết kế lý tưởng cho kiểu nhà này ở tầng 1 bố trí 1 phòng khách, phòng bếp và 1 nhà vệ sinh. Xu hướng hiện nay được nhiều nhà thiết kế ưa chuộng chính là xây phòng khách và phòng bếp nối liền nhau vì làm cho không gian sinh hoạt của gia đình được mở rộng, tổng thể căn nhà thêm sang trọng, thoáng đãng hơn. Các tầng trên sẽ bố trí phòng thờ, các phòng ngủ và khu vực sinh hoạt chung của gia đình. Bạn có thể tham khảo cách bố trí hai mẫu nhà dưới đây:
Phía trước là tiền sảnh diện, tiếp đến là phòng khách, phía trong là khu vực bếp ăn, 1 phòng ngủ và nhà vệ sinh. Lên tầng 2, bố trí 2 phòng ngủ, phòng sinh hoạt chung và nhà vệ sinh.
Ở tầng 1 từ sảnh vào là phòng khách, phía trong là khu vực bếp ăn kết hợp phòng ăn. Tầng 2 bố trí 2 phòng ngủ và 1 phòng vệ sinh. Tầng 3 1 phòng thờ, 1 phòng ngủ lớn và 1 phòng vệ sinh.
Đối với kiểu nhà ống, bạn có thể xây dựng trên một phần diện tích, phần còn lại bạn có thể làm sân trước và khoảng vườn nhỏ phía sau. Điều này sẽ giúp cho căn nhà của bạn thêm đẹp hơn và không gian sống thêm thoải mái, không quá ngột ngạt, gò bó.
Việc dự toán chi phí xây dựng cho căn nhà phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nếu bạn xây nhà ở khu vực nông thôn hoặc ở khu vực ngoại thành thì với mức 500 triệu bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn về kiểu dáng, nguyên vật liệu xây dựng cũng như công năng của ngôi nhà.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần nên xác định rõ những điều mình mong muốn cho căn nhà tương lai như có bao nhiêu phòng, có gác lửng hay tầng lầu không, có cổng rào không …
Nếu có trong tay 500 triệu đồng thì bạn xây nhà trong khoảng diện tích 100m2 đổ lại. Ví dụ: nhà mái thái diện tích 5 x 20m; nhà phố có gác lửng thì diện tích 4x16m;…
Với số tiền 500 triệu, thiết kế kiến trúc không gian ngôi nhà sẽ tập trung vào việc tối giản và tận dụng tối đa công năng. Thông thường với khoản ngân sách đó thì công năng cơ bản sẽ là: 1 phòng khách, 1 phòng bếp, 2 hoặc 3 phòng ngủ, 1 đến 2 nhà vệ sinh…
Tùy theo diện tích xây dựng và nhu cầu sử dụng mà diện tích từng phòng sẽ được bố trí cân đối sao cho phù hợp nhất.
Với kinh phí 500 triệu để xây được một ngôi nhà khang trang còn phụ thuộc vào nhu cầu và việc tính toán chi phí của mỗi người. Tuy nhiên, Trần Phú sẽ giúp bạn phân bổ dự toán ngân sách dưới đầy để bạn tham khảo:
Chi phí xây dựng được ước lượng như sau:
Với 500 triệu đồng để có thể xây một căn nhà ưng ý bạn thực sự cần một kế hoạch chi tiết về các phương án thiết kế sao cho phù hợp nhất để có được một không gian sống thoải mái nhất. Bên cạnh đó, trước khi bắt tay vào xây dựng nhà, bạn cũng nên tham khảo giá thị trường bất động sản để biết rõ mức giá của từng đơn thi công, lựa chọn vật liệu có giá thành phù hợp và chất lượng đảm bảo. Chúc bạn xây được một căn nhà mơ ước thật sự như ý.
Xem thêm: Mua đất cần chú ý điều gì? Chia sẻ kinh nghiệm mua đất
Cổng nhà được xem là một trong những yếu tố quan trọng của ngôi nhà, là linh hồn hấp dẫn những luồng khí tốt. Bên cạnh đó, cổng vừa giúp ngôi nhà bảo vệ khỏi những tác nhân xấu lại vừa là điểm nhấn mang lại vẻ đẹp sang trọng cho ngôi nhà. Chính vì vậy, khi xây dựng nhiều người thường băn khoăn không biết để cổng nhà nên mở ra hay mở vào cho hợp phong thủy? Để giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn vấn đề trên, hãy cùng Trần Đức Phú BDS theo dõi bài viết dưới đây để có thể tìm ra câu trả lời nhé.
Theo các chuyên gia về phong thủy, việc để cửa cổng mở ra ngoài sẽ giúp mang lại vượng khí, đón nhận những điều may mắn, tốt lành cho cuộc sống và công việc của gia chủ luôn được thuận buồm xuôi nhớ. Do đó trước khi xây nhà, bạn nên xem xét kỹ về vấn đề này và thiết kế cổng chính sao cho hợp lý nhất.
Nếu cổng chính mở vào phía bên trong ngôi nhà, điều này theo phong thủy là không tốt và có thể khiến cho tiền bạc của gia đình bạn và dễ bị thất thoát ra ngoài. Nếu không thiết kế được cổng mở ra mà bắt buộc phải thiết kế cổng mở vào thì để giúp phong thủy nhà bạn được tốt hơn bạn cần phải có biện pháp hóa giải.
Hiện nay, với sự đa dạng về mẫu mã để có thể lựa chọn một chiếc cổng phù hợp với tuổi cũng như hợp với bản mệnh của mình là rất khó. Ngôi nhà có được một chiếc cổng phù hợp sẽ giúp cho gia chủ hưởng được nhiều tài lộc hơn. Bạn sẽ cảm thấy an toàn hơn với những chiếc cổng liền một khối và chắc chắn một điều rằng tài sản của bạn sẽ được bảo vệ toàn vẹn.
Những chiếc cổng có lỗ là sự lựa chọn phù hợp với những người có tính hướng ngoại và muốn quan sát mọi vật cũng như sự việc bên ngoài. Bạn không nên chọn những loại cổng kiểu vòng cung hay lõm xuống vì điều này cũng đồng nghĩa với việc công danh, tài lộc của gia đình bạn cũng sẽ giảm và đi xuống theo.
Bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để có thể thiết kế lối đi vào cửa đúng phong thủy:
– Ngõ vào của ngôi nhà cần tạo không gian thoáng đãng, rộng rãi, sáng sủa, gọn gàng và đặc biệt là dễ đi lại sẽ giúp cho vận khí dễ vào nhà bạn hơn.
– Không nên trồng những cây to um tùm, rậm rạp trước cổng như vậy sẽ làm cản trở lối đi lại. Đồng thời, còn làm cản trở cho các luồng khí tốt đi vào nhà khiến cho may mắn không đến với gia đình bạn.
– Nếu gia đình bạn có nhu cầu trồng cây xanh che bóng mát ở trước cổng thì cần để ý đến khoảng cách trồng để sao cho phù hợp với phong thủy cũng như đảm bảo khoảng cách an toàn giữa cây và cổng và đảm bảo được độ che phủ của cây.
– Trường hợp nhà nằm trên triền dốc thì ngõ vào phải thiết kế bậc tam cấp và không được xây quá dốc. Bởi bậc tam cấp dốc và quá hẹp sẽ khiến cho gia chủ khó giữ được tiền bạc.
Có thể bạn quan tâm: Trước cửa nhà nên trồng cây gì? Top 10 loại cây nên trồng trước nhà
Việc dựng cổng (theo phong thủy) sẽ có những nguyên tắc nhất định để tránh ảnh hưởng đến vận khí của cả ngôi nhà. Sau đây là một số lưu ý quan trọng về thiết kế cổng nhà:
Theo các chuyên gia, thiết kế cổng nhà luôn phải phù hợp, hài hòa và cân đối với kích thước chung của ngôi nhà. Nếu xây cổng quá to, quá rộng sẽ khiến khí bị phân tán từ đó sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Nếu xây cổng quá nhỏ thì sẽ không đủ khí để vào trong nhà. Sự cân đối giữa các yếu tố kiến trúc luôn là nguyên tắc bất di bất dịch của phong thủy.
Vị trí đặt cổng cũng là một trong những yếu tố quan trọng, cổng tốt phải đặt ở vị trí sinh vượng, “khí trường” để khí có thể lưu thông tốt và có thể vào được bên trong ngôi nhà.
Ngoài ra, hướng di chuyển từ đường vào cổng nhà cũng rất quan trọng, bạn cần lưu ý chọn đường dẫn vào nhà sao cho hợp lý giúp cho việc đi đứng được thuận lợi nhất, tránh được những xung sát từ bên ngoài: đối diện với cây cổ thụ, cột điện, các hướng giao thông bất lợi khi ra vào nhà, góc nhọn của nhà đối diện ….
Có thể bạn quan tâm: Cách đặt cóc ngậm tiền trong nhà như thế nào để thu hút tài lộc
Khi thiết kế cổng nhà, tuyệt đối không nên thiết kế “kín cổng cao tường” vì sẽ có cảm giác như bị giam cầm. Bạn nên chừa những khoảng hở để giúp không khí có thể lưu thông tốt hơn.
Không nên trồng nhiều loại cây lớn, hoa lá rậm rạp làm che kín cổng vì nó có thể kìm hãm sự phát triển tài lộc và sức khỏe của gia đình bạn. Nếu có trồng thì nên thường xuyên chặt, tỉa bớt cây cối xung quanh để cổng luôn được sáng sủa và rộng rãi.
Nguyên tắc vàng trong phong thủy cho việc xây nhà, chọn nhà đó chính là “Trực lai trực khứ tổn nhân đinh”, và đây cũng là nguyên tắc khi thiết kế các phân luồng giao thông cho nhà ở. Điều này có nghĩa là đến thẳng, đi thẳng sẽ gây hại đến người và hại đến tài sản của gia đình bạn bởi các luồng trực xung quá mạnh, không phù hợp với nhịp sinh học của con người.
Do vậy, khi thiết kế đường dẫn từ cổng vào nhà gia chủ cần thiết kế một đường đi theo đường vòng cung hoặc uốn lượn nhẹ nhàng để tránh tạo ra xung sát.
Xem thêm: Long mạch là gì? Tài lộc, phúc khí và vinh hiển cho gia chủ
Theo các chuyên gia về phong thủy, khi thiết kế cổng nên dựa vào bản mệnh của gia chủ để lựa chọn cổng tốt, phù hợp với mọi thành viên trong gia đình.
Nếu chọn phong thủy Bát Trạch thuận theo cung mệnh của chủ nhà thì gia chủ thuộc Tây Tứ mệnh nên mở cổng tương ứng với bốn hướng Đông Bắc, Tây, Tây Bắc và Tây Nam.Nếu gia chủ Đông Tứ Mệnh thì nên mở cổng tương ứng với các hướng Bắc, Nam, Đông và Đông Nam. Bạn cần lưu ý rằng, nên tránh bố trí cổng thẳng với ngã ba, tránh dẫn lối “trực xung” với cửa chính của ngôi nhà.
Ngoài ra, hướng cổng cùng nhóm Tây Tứ Mệnh hay Đông Tứ Mệnh với cửa nếu chọn hướng mở cổng theo Dương Trạch tam yếu. Tuy nhiên, dù bạn chọn mở hướng cổng theo trường phái phong thủy nào thì cũng nên chọn chính phương, chính hướng để mở nhằm tránh tạp khí.
Theo phong thủy, gia chủ nên chọn hình dáng, chất liệu và màu sơn cổng sao cho hợp với trạch mệnh. Đối với gia chủ mạng mộc thì cổng nên làm bằng gỗ hoặc sắt với họa tiết hoa lá, kết hợp với các thanh song song trên cổng và màu sắc nên chọn màu xanh.
Gia chủ mạng Thổ thì nên chọn kiểu cổng có hình dáng vuông vức, tường rào nên xây gạch đá, theo gam màu nâu hoặc vàng. Gia chủ mệnh Kim nên chọn cổng có hình dáng cong tròn, vật liệu nên thiên về kim loại và màu sắc cổng nên là màu xám ghi, trắng hoặc bạc. Còn cổng cho gia chủ mệnh Thủy thì hình dáng cổng nên chọn loại có hoa văn uốn lượn mềm mại và màu sắc chủ yếu sẽ là gam màu xanh biển hoặc màu đen. Gia chủ mạng Hỏa nên chọn cổng có nhiều nét nhọn, vát chéo và cổng nên được sơn màu đỏ, nâu hay cổng bên trên có mái ngói nhọn sẽ phù hợp hơn.
Trên đây là chia sẻ kinh nghiệm của Trần Đức Phú BDS về việc cổng nhà nên mở ra hay mở vào thì hợp phong thủy. Hy vọng bài viết giúp khách hàng trả lời được thắc mắc của mình.
Xem thêm: Hướng nhà có quan trọng không? Chuyên gia phong thủy nói gì?
Khi mua nhà ở chung cư không phải lúc nào người mua cũng nhận được ngay sổ hồng mặc dù đã thanh toán đầy đủ với chủ đầu tư toàn bộ giá trị của căn hộ. Trong thời gian chờ đợi nhận sổ, có không ít người vì một vài lý do nào đó muốn chuyển nhượng lại căn hộ mình đang ở này. Vậy thủ tục quy trình chuyển nhượng căn hộ chung cư chưa có sổ hồng được thực hiện như thế nào? Hãy cùng Trần Đức Phú BDS theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn về vấn đề này.
Theo quy định của pháp luật tại Điều 118 Luật Nhà ở năm 2014, quy định về điều kiện của nhà ở khi tham gia giao dịch mua bán đó là nhà ở đó bắt buộc phải có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp mua bán nhà ở hình thành trong tương lai.
Tuy nhiên, đối với căn hộ chưa có Giấy chứng nhận (Sổ hồng) thì vẫn được phép tiến hành thủ tục mua bán nhà ở thông qua hình thức chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại (Theo điều 123 Luật nhà ở 2014).
Điều kiện mua bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ chung cư được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 Thông tư 19/2016/TT-BXD, cụ thể như sau:
– Tổ chức, cá nhân mua nhà ở nhưng chưa được bàn giao nhà ở hoặc đã nhận bàn giao nhà ở của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại.
– Chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận (sổ hồng) cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Theo quy định cụ thể tại Điều 33 Thông tư 19/2016/TT-BXD, việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ chung cư (chưa được bàn giao hoặc chưa được cấp sổ hồng) được quy định cụ thể như sau:
Theo quy định của pháp luật, trong văn bản sẽ thỏa thuận các nội dung về: Thông tin cụ thể, rõ ràng về bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng; giá cả, thời hạn chuyển giao nhà; phương thức thanh toán; quyền và nghĩa vụ của các bên;….và văn bản này phải được công chứng tại phòng công chứng. Trừ trường hợp bên bán là tổ chức có ngành nghề kinh doanh bất động sản thì văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán này không cần phải công chứng.
Đối với bên bán là cá nhân, hộ gia đình thì văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại phải được công chứng hoặc chứng thực. Hồ sơ đề nghị công chứng, chứng thực bao gồm:
– Bản gốc văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở (gồm 07 bản).
– Bản chính hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư dự án.
– Bản sao có công chứng các loại giấy tờ sau: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu còn thời hạn.
– Các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực như sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân, biên lai, phiếu thu cho các đợt đã đóng tiền…
Sau khi hoàn thành việc công chứng văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán cũng các giấy tờ cần thiết khác thì bên chuyển nhượng hoặc bên nhận chuyển nhượng phải tiến hành đóng các khoản lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân theo quy định (tùy theo thỏa thuận giữa 2 bên mà người đóng lệ phí và thuế có thể là người chuyển nhượng hoặc người nhận chuyển nhượng).
Có thể bạn quan tâm: Quy trình mua bán căn hộ chung cư như thế nào là hợp pháp?
Bộ hồ sơ đề nghị chủ đầu tư xác nhận bao gồm:
– Văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ (05 bản chính), trong đó 01 bản của bên chuyển nhượng lưu giấy tờ.
– Bản chính hợp đồng đã ký với chủ đầu tư xây dựng dự án trước đó.
– Biên lai nộp thuế hoặc giấy tờ chứng minh được miễn thuế theo quy định pháp luật về việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán.
– Bản sao có công chứng, chứng thực CMND hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu còn thời hạn.
Sau khi nhận được văn bản đề nghị xác nhận hợp đồng chuyển nhượng mua bán, trong thời gian 05 ngày làm việc chủ đầu tư có trách nhiệm xác nhận vào văn bản đó và bàn giao lại cho bên nộp hồ sơ các giấy tờ sau:
– 02 văn bản xác nhận của chủ đầu tư về chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ.
– Bản chính hợp đồng mua bán đã ký với chủ đầu tư dự án đó.
– Bản sao có chứng thực biên bản bàn giao nhà ở (đối với trường hợp chủ đầu tư đã bàn giao nhà ở) .
– Bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán của lần chuyển nhượng trước.
– Biên lai nộp thuế về việc chuyển nhượng căn hộ hoặc giấy tờ chứng minh được miễn thuế theo quy luật pháp về thuế.
Sau khi chủ đầu tư xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ thì bên nhận chuyển nhượng có thể thực hiện thủ tục xin cấp sổ hồng cho căn hộ của mình theo quy định của pháp luật về đất đai.
Trên đây, Trần Đức Phú BDS đã chia sẻ nội dung chi tiết về thủ tục và quy trình chuyển nhượng căn hộ chung cư chưa có sổ hồng. Khi thực hiện giao dịch chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng và bên chuyển nhượng phải thực hiện các thủ tục như trên thì việc chuyển nhượng mới được pháp luật công nhận và bảo vệ quyền lợi.
Xem thêm: Thủ tục cấp sổ hồng cho căn hộ chung cư như thế nào?
Hiện nay, căn hộ chung cư đang là một xu hướng lựa chọn lý tưởng cho các hộ gia đình nhỏ với giá cả phù hợp với túi tiền nhưng lại có rất nhiều tiện ích xung quanh. Tuy nhiên, khi mua nhà chung cư nhiều người thường băn khoăn không biết khi đã thanh toán đủ số tiền mua nhà thì thủ tục cấp sổ hồng cho căn hộ chung cư được thực hiện như thế nào? Chủ đầu tư hay người mua nhà sẽ là người thực hiện thủ tục xin cấp sổ? Quy trình cấp sổ được thực hiện ra sao?…Có rất rất nhiều câu hỏi được đặt ra xoay quanh vấn đề cấp sổ hồng chung cư .
Bài viết dưới đây Trần Đức Phú BDS sẽ giới thiệu cùng bạn đọc một số nội dung chi tiết về quy định, quy trình và thủ tục cấp sổ hồng căn hộ chung cư cho người sở hữu.
Sổ hồng chung cư hay còn được gọi là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở chung cư hay Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Sổ này có màu hồng, do Bộ Xây dựng ban hành để xác nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất cho cá nhân.
Nếu bạn chỉ sở hữu căn hộ chung cư mà không ở hữu đất thì bạn sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng và sở hữu nhà ở – Giấy chứng nhận này chính là sổ hồng chung cư.
Ngoài đặc điểm khác nhau về hình thức bên ngoài giữa sổ đỏ và sổ hồng thì điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 sổ chính là phạm vi ghi nhận ở bên trong sổ. Đối với sổ đỏ thì phạm vi ghi nhận sở hữu là quyền sử dụng đất rất đa dạng có thể là: đất ở, đất vườn, ao, đât sản xuất nông nghiệp, đất rừng …Còn đối với sổ hồng thì phạm vi ghi nhận sở hữu chỉ là sở hữu nhà hoặc sử dụng đất ở chứ không có các loại đất khác.
Theo quy định pháp luật đất đai, đối với các dự án nhà ở chung cư, chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn thiện toàn bộ hồ sơ xin cấp sổ hồng thay cho người mua. Tuy nhiên, người mua cũng có thể tự mình thực hiện thủ tục xin cấp sổ hồng cho căn hộ chung cư mình đã mua.
– Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có nhà ở hợp pháp thông qua hình thức mua, thuê mua, đầu tư xây dựng, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật thì được công nhận quyền sở hữu nhà ở (Theo quy định tại Điều 8 Luật Nhà ở 2014).
– Đối với các dự án nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê mua thì sẽ cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà ở, thuê mua chứ không cấp Giấy chứng nhận cho chủ đầu tư. Trừ trường hợp chủ đầu tư có nhu cầu đề nghị cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở chưa cho thuê mua, chưa bán. Trường hợp chủ đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê thì được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó (Theo quy định tại Điều 9 Luật nhà ở 2014).
Như vậy, người mua nhà cần phải thực hiện các công việc sau để có thể làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy sở hữu căn hộ chung cư, đó là: Phải thanh toán đầy đủ số tiền ghi trong hợp đồng để mua căn hộ chung với nhà đầu tư. Đề nghị nhà đầu tư hoàn thành đầy đủ hồ sơ yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ chung cư …
Chủ đầu tư dự án nhà ở có trách nhiệm nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký và đề nghị cấp sổ hồng chung cư thay cho người mua nhà ở hoặc cung cấp toàn bộ hồ sơ cho bên mua để tự đi đăng ký (Theo quy định tại khoản 3 Điều 72 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 5 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT). Hồ sơ gồm có:
– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo Mẫu số 04a/ĐK.
– Hợp đồng về mua bán nhà ở, căn hộ chung cư theo quy định của pháp luật.
– Biên bản bàn giao nhà ở, căn hộ chung cư.
– Bản sao các loại giấy tờ của người mua có công chứng: Chứng minh nhân dân; Sổ hộ khẩu và Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nếu bạn đang là người độc thân;
– Các hóa đơn thuế giá trị gia tăng (GTGT) đã nhận từ việc thanh toán tiền mua căn hộ chung cư.
Chủ đầu tư hoặc người mua căn hộ chung cư nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của Văn phòng đăng ký đất đai hoặc tại bộ phận một cửa của cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của UBND cấp tỉnh.
Trong thời gian tối đa 03 ngày làm việc cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo cho bên mua đối với các trường hợp có hồ sơ chưa hợp lệ hoặc chưa đầy đủ đồng thời hướng dẫn cho người nộp bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, văn phòng đăng ký đất đai sẽ có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
– Kiểm tra các giấy tờ pháp lý trong hồ sơ; xác nhận đủ hay không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận vào đơn đăng ký.
– Gửi số liệu địa chính để xác định nghĩa vụ tài chính đến cơ quan thuế (nếu có).
– Cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu đất đai và hồ sơ địa chính (nếu có).
– Chuẩn bị tất cả các loại giấy tờ, hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận.
– Yêu cầu chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nộp Giấy chứng nhận đã được cấp trước đó để chỉnh lý vào hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai.
Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trao Giấy chứng nhận cho người được cấp.
Có thể bạn quan tâm: Sổ đỏ và sổ hồng sổ nào quan trọng hơn? Cùng phân biệt
Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, UBND cấp tỉnh sẽ quy định thời hạn giải quyết thủ tục cấp sổ hồng chung cư nhưng thường thì không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Theo quy định của pháp luật thời gian giải quyết hồ sơ này không tính các ngày nghỉ, ngày lễ, không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian trưng cầu giám định.
Theo quy định tại Điều 49 Nghị định 90/2006/NĐ-CP, lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở lần đầu cho căn hộ nhà chung cư đối với chủ sở hữu cá nhân không quá 100.000 đồng một giấy và không quá 500.000 đồng một giấy đối với tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở lần đầu đối với nhà ở.
Trên đây là nội dung thủ tục cấp sổ hồng cho căn hộ chung cư mà Trần Đức Phú BDS đã tổng hợp được. Hy vọng qua bài viết phần nào đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin thật sự hữu ích.
Xem thêm: Mất sổ đỏ có làm lại được không? Thủ tục cấp lại sổ đỏ bị mất